Mức cắt cụt
– Cắt cụt qua xương chày là bất kỳ một cắt cụt nào thực hiện ở gần mắt cá (khớp cổ chân) và phần dưới khớp gối. Cắt cụt qua xương chày được coi như đồng thời cắt qua xương mác.
– Các mức cắt cụt được chia theo chiều cao như ngắn, vừa và dài.
Các mức cắt cụt điển hình là:
Dài: Bất kỳ một cắt cụt qua xương chày nào mà chiều dài của phần chi còn lại vượt quá 2/3 chiều dài của chân bên đối diện (chân lành).
Trung bình: Bất kỳ một cắt cụt qua xương chày nào mà chiều dài của phần chi còn lại vượt quá 1/3 chiều dài của chân bên đối diện và đạt 2/3 chiều dài của loại mỏm cụt dài.
Ngắn: Bất kỳ một cắt cụt qua xương chày nào mà chiều dài của phần chi còn lại không vượt quá khớp gối và đạt chiều dài bằng 1/3 loại mỏm cụt trung bình. Chiều dài ngắn nhất có thể được xác định bằng các điểm bám tận của dây chằng xương bánh chè.
– Socket được chế tạo đơn chiếc, được sản xuất theo khuôn mẫu phù hợp với hình dáng, kích thước, đặc điểm riêng của từng bệnh nhân. Socket có thiết kế tiêu chuẩn, kỹ thuật phù hợp sẽ làm giảm thiểu những cử động va chạm; các cử động cắt và xoay nhẹ giữa mỏm cụt và socket.
Socket chân giả dưới gối phổ biến ngày nay thường dùng các loại sau:
– Chân giả kiểu PTB – Tiêu chuẩn cơ bản nhất là ở điểm tì vùng gân xương bánh chè. Chân PTB có thể có hoặc không có ổ mỏm cụt mềm bên trong.
– Chân giả kiểu PTS – Loại này có socket ôm trên lồi cầu xương đùi, sự khác biệt ở chân PTS là đưa toàn bộ xương bánh chè ôm trong socket để chịu lực và hạn chế duỗi gân cơ tứ đầu đùi.
– Chân giả kiểu PTK – Socket ôm trên lồi cầu xương đùi, ngoài ra đường vành trước – trên (frontal – proximal) còn trợ giúp gân cơ tứ đầu đùi. Ổ mỏm cụt mềm lót trong ôm xương hoàn toàn xương bánh chè. Lớp lót mềm cũng giúp ngăn ngừa các vết thương và tránh cọ sát trên mỏm cụt. Socket cứng được thiết kế để trống phạm vi xương bánh chè.